Đau tay có thể xuất phát từ các chấn thương nhẹ hoặc là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý tiềm ẩn. Tình trạng này thường gây ra các cơn đau kéo dài, ảnh hưởng đến chức năng vận động của tay. Hãy cùng danhgiasao tìm hiểu 5 nguyên nhân gây đau tay thường gặp dưới đây để có biện pháp kiểm soát các cơn đau hiệu quả nhé.
Viêm khớp
Viêm khớp, đặc biệt là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân phổ biến gây đau ở tay. Tình trạng này xảy ra khi lớp sụn ở đầu xương – lớp có vai trò giúp khớp hoạt động trơn tru bị bào mòn. Hậu quả là khiến các xương cọ xát vào nhau gây sưng tấy và xuất hiện các cơn đau nhói khi vận động.
Triệu chứng điển hình:
- Đau âm ỉ ở cổ tay và các ngón tay.
- Cứng khớp gây khó vận động.
- Sưng tấy vùng quanh khớp bị tổn thương.
- Biến dạng khớp ngón tay do hình thành các nốt đặc xương (phần nhô ra bất thường của xương).
Phương pháp điều trị:
- Dùng nẹp cố định các khớp.
- Chườm lạnh.
- Châm cứu.
- Vật lý trị liệu để giảm đau, cải thiện chức năng tay.
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là một dạng rối loạn thần kinh, thường xảy ra khi dây thần kinh giữa – vốn kiểm soát cảm giác và vận động của các ngón tay bị chèn ép trong ống cổ tay. Nguyên nhân chính là do viêm hoặc sưng tấy gân gây áp lực lên dây thần kinh trong ống cổ tay.
Triệu chứng điển hình:
- Xuất hiện các cơn đau ở lòng bàn tay, cổ tay.
- Thường xuyên bị tê cứng từ cổ tay đến các ngón tay.
- Khó khăn khi cầm nắm đồ vật, cảm giác ngón tay bị sưng.
Người mắc phải hội chứng này cần thực hiện vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay để giúp giảm đau tự nhiên và phục hồi chức năng ở tay. Ngoài ra, để cải thiện tình trạng tê cứng và giảm đau hiệu quả hơn, bệnh nhân có thể kết hợp cùng các phương pháp khác như: châm cứu, chườm đá hoặc tiêm steroid.
Bệnh bao gân của De Quervain
Bệnh bao gân của De Quervain là một dạng viêm ảnh hưởng đến hai gân chạy dọc ngón tay cái. Tình trạng này xảy ra khi hai gân quanh gốc ngón tay cái bị sưng viêm khiến bao gân bị thu hẹp và chèn ép thần kinh lân cận, gây tê và đau quanh ngón tay cái.
Triệu chứng điển hình:
- Đau nhức hoặc sưng ở vùng gần gốc ngón tay
- Có cảm giác “kẹt” khi di chuyển ngón tay cái.
- Xuất hiện cơn đau lan dọc từ ngón tay cái đến cẳng tay.
Phương pháp điều trị:
- Dùng nẹp cố định.
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, aspirin,…
- Tiêm Cortisone nội khớp.
Bệnh gút
Bệnh gút gây đau ở tay là do sự lắng đọng của các tinh thể urat tại các khớp. Khi lượng acid uric trong máu tăng cao sẽ kết tinh thành các tinh thể sắc nhọn và tích tụ trong dịch khớp. Các tinh thể có thể cọ xát vào màng hoạt dịch gây ra phản ứng viêm và dẫn đến các cơn đau và sưng tấy tại vùng khớp tổn thương.
Triệu chứng điển hình:
- Xuất hiện các cơn đau cấp tính dữ dội tại các khớp vào ban đêm hoặc sau các bữa ăn giàu purin (ví dụ như: thịt bò, thịt gà, thịt lợn, hải sản,…)
- Sưng, nóng, đỏ vùng da quanh khớp.
Phương pháp điều trị:
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid để giảm đau và sưng.
- Dùng Colchicine để ngăn chặn các cơn đau gút cấp tính.
Chấn thương gây đau nhức tay
Chấn thương là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau nhức ở tay. Các tổn thương chẳng hạn như: bong gân, trật khớp, gãy xương,… có thể ảnh hưởng đến xương, cơ, dây chằng hoặc dây thần kinh và gây ra các cảm giác đau nhức, khó chịu.
Triệu chứng điển hình:
- Sưng, bầm tím hoặc đỏ ở vùng tay bị tổn thương.
- Hạn chế hoặc mất khả năng vận động ở tay.
- Tê cứng hoặc mất cảm giác ở tay nếu dây thần kinh bị tổn thương.
Người bệnh nên thực hiện vật lý trị liệu, thậm chí là phẫu thuật để hạn chế các biến chứng ảnh hưởng đến cấu trúc xương, sụn gây chèn ép dây thần kinh. Với chấn thương ở khuỷu tay, sau phẫu thuật người bệnh nên thực hiện phục hồi chức năng khớp khuỷu tay để lấy lại sự linh hoạt và ngăn ngừa nguy cơ cứng khớp, teo cơ.
Bạn không nên chủ quan, xem nhẹ các cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ ở tay vì đó có thể là dấu hiệu của các tổn thương mạch máu hoặc dây thần kinh bị chèn ép. Để hiểu rõ nguyên nhân và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Ngoài ra, để trang bị thêm kiến thức về phục hồi chức năng và các phương pháp trị liệu hiệu quả, bạn có thể truy cập website chính thức của Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka tại https://myrehab-matsuoka.com. Hoặc liên hệ ngay hotline 1900 3181 để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn trực tiếp.