Tục ngữ là gì? Đặc điểm và cách phân biệt Tục ngữ – Thành ngữ

Trong văn học Việt Nam, ca dao tục ngữ luôn được sử dụng rộng rãi để rèn luyện, khuyên răn đức tính cho mọi người. Riêng với tục ngữ, nó được đúc kết từ những kinh nghiệm, kiến thức mà ông cha ta truyền lại. Với những bạn chưa biết Tục ngữ là gì? Đặc điểm cấu tạo của tục ngữ như thế nào? Hãy cùng danhgiasao tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Tục ngữ là gì?

Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh, được cha ông ta truyền lại qua những câu nói dân gian hàng ngày. Tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm về mọi mặt của đời sống. Từ tự nhiên cho đến con người, lao động sản xuất và xã hội.

tuc-ngu-la-gi-danhgiasao

Vận dụng vào đời sống và suy nghĩ, cải thiện lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tục ngữ được xem là một thể loại văn học dân gian. Qua nhiều thời gian, tục ngữ đã liên tục phát triển nhiều hơn. Cung cấp cho mọi người những đạo lý sống tốt hơn.

Đặc điểm cấu trúc của tục ngữ

Theo nhiều nhà văn học đã phân tích rằng, tục ngữ có cấu trúc khá phong phú. Gồm có: Cấu trúc một vế, cấu trúc hai vế, cấu trúc lệch, cấu trúc cân đối và cấu trúc nhiều vế. Trong đó, cấu trúc 2 vế được xem là dạng phổ biến nhất của tục ngữ.

dac-diem-cau-truc-cua-tuc-ngu-danhgiasao

Ví dụ ở câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Là câu tục ngữ có 2 vế đối lập nhau. ý nghĩa khuyên năn chúng ta nên chơi cùng và học hỏi những cái tốt, cái đẹp. Không nên đi theo những cái xấu để bản thân ngày càng bị ảnh hưởng tệ đi.

Phân biệt Tục ngữ và Thành ngữ

Rất nhiều người khi mới nghe qua những câu nói dân gian thường sẽ không phân biệt được đâu là tục ngữ, đâu là thành ngữ. Bởi vì cả hai loại câu đều có hai tầng nghĩa đen và nghĩa bóng.

Điểm giống nhau của tục ngữ và thành ngữ chính là ý nghĩa khuyên răn, giảng dạy moi người. Nhưng điểm khác nhau của 2 loại câu này khá đa dạng.

phan-biet-tuc-ngu-va-thanh-ngu-danhgiasao

Xét theo định nghĩa:

Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân“.

Còn “Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó“.

Xét theo cấu trúc câu: 

Tục ngữ là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn được nội dung của câu. Khi tách rời từng từ thì xét theo nghĩa của từng từ vẫn cho ra ý nghĩa câu ổn định. Với thành ngữ thì ngược lại, hầu hết những câu thành ngữ không có cấu trúc câu ổn định. Và khi tách nhỏ ý nghĩa từng từ lại mang một ý nghĩa khác riêng biệt.

Chính vì cả tục ngữ và thành ngữ đều mang ý nghĩa khuyên năn, giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm từ cha ông nên nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai loại câu này. Nếu xem xét theo 2 chiều hướng trên thì bạn sẽ biết được đâu là tục ngữ, đâu là thành ngữ.

Những câu tục ngữ về con người và xã hội

Sau đây là những câu tục ngữ hay nói về con người và xã hội mà mọi người có thể tham khảo:

  • Ruột ngựa, phổi bò: Ám chỉ đến những người có tính cách thẳng thắn, bộc trực và không giấu diếm bất kỳ điều gì.
  • Cái răng cái tóc là góc con người: Đây là câu tục ngữ mà ai cũng biết đến. Nói về việc vẻ đẹp của phụ nữ phần lớn được quyết định bởi mái tóc và cái răng.
  • Sa cơ lỡ vận: Đây là câu tục ngữ chỉ những người gặp sa sút trong sự nghiệp, cuộc đời.
  • Khôn nhà, dại chợ: Ám chỉ những người luôn tỏ vẻ không ngoan khi ở nhà nhưng ra đường lại sợ sệt, làm thân tôi tớ cho người khác.
  • Đói cho sạch, rách cho thơm: Răn dạy con người cần phải có bản tính sạch sẽ, liên minh. Dù có đói nghèo cũng không nên làm những điều bát chính.

nhung-cau-tuc-ngu-ve-con-nguoi-va-xa-hoi-danhgiasao

  • Trâu ta ăn cỏ đồng ta. Đừng ham cỏ tốt ăn qua đồng người: Ám chỉ bản thân mỗi người không nên tham lam, giành giật những thứ không thuộc về mình.
  • Đã nghèo còn mắc cái eo: Chỉ những người đã gặp cảnh nghèo khó, túng thiếu lại còn gặp thêm nhiều điều xui xẻo.
  • Khôn nhà, dại chợ: Câu nói chỉ những người ở nhà thì tỏ vẻ nhưng ra đường, ra xã hội thì chỉ làm thân tôi tớ.
    Ăn cơm với bò thì lo ngay ngáy, ăn cơm với cáy thì ngáy o o: Ý nói ở bên cạnh người sang giàu, phú quý chưa chắc đã cảm thấy thoải mái trong lòng.

Những câu tục ngữ về con người và xã hội thường gặp

  • Chữ tốt xem tay, người hay xem khoáy.
  • Người khôn dồn ra mặt.
  • Trông mặt mà bắt hình dung.
  • Mỏng môi hay hớt, trớt môi nói thừa
  • Làm khi lành, để dành khi đau
  • Lửa thử vàng, gian nan thử sức
  • Con mắt là mặt đồng cân.
  • Bụng bí rợ ăn như bào, làm như khỉ.
  • Lòng người như bể khôn dò.
  • Miệng hỏa lò ăn hết cơ nghiệp.
  • 30.To mắt hay nói ngang.
  • Chết giả mới biết bụng dạ anh em.
  • Ai giàu ba họ, ai khó ba đời.
  • Khôn ở trại, dại ở nhà
  • Nhập gia tùy tục.
  • Mạt cưa mướp đắng.
  • Chữ trinh đáng giá ngàn vàng
  • Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm
  • Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
  • Nhập gia tùy tục

nhung-cau-tuc-ngu-ve-con-nguoi-va-xa-hoi-1-danhgiasao

  • Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có ba mươi tết mới hay.
  • Chữ tốt xem tay, người hay xem khoáy.
  • Người khôn dồn ra mặt.
  • Bụng bí rợ ăn như bào, làm như khỉ.
  • Có tiền mua tiên cũng được.
  • Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.
  • Lạc đàn nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu
  • Thờ cha mẹ, ở hết lòng. Ấy là chữ hiếu, dạy trong luân thường.
  • Rượu ngon bất luận be sành. Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
  • Ao sâu ruộng đất bề bề. Không bằng tinh xảo một nghề trong tay.
  • Dương trần phải ráng làm hiền. Đừng trọng bạc tiền bỏ nghĩa bỏ nhân.
  • Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén
  • Lòng người như bể khôn dò.
  • Miệng hỏa lò ăn hết cơ nghiệp.
  • To mắt hay nói ngang.
  • Vàng thật đâu sợ lửa
  • Thấy sang bắt quàng làm họ

Thành ngữ tục ngữ về phẩm chất con người Việt Nam

  • Tốt danh hơn lành áo.
  • Miếng ăn quá khẩu thành tàn.
  • Áo rách cốt cách người thương.
  • Ăn có mời, làm có khiến.
  • Quân tử nhất ngôn.
  • Vô công bất hưởng lợi.
  • Ác giả ác báo
  • Không ai giàu ba họ,
  • Không ai khó ba đời
  • An phận thủ thường
  • Anh em như thể tay chân
  • Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may
  • Sông có khúc người có lúc.
  • Sống chết có nhau
  • Tắt lửa tối đèn.
  • Tham công tiếc việc.
  • Tham sống sợ chết
  • Tham thì thâm.
  • Thật thà như đếm.
  • Thắng không kiêu, bại không nản.

thanh-ngu-tuc-ngu-ve-pham-chat-con-nguoi-viet-nam-danhgiasao

  • Thẳng như ruột ngựa.
  • Thuốc đắng giã tật, nói thật mất lòng.
  • Trọn tình trọn nghĩa
  • Bụt không thèm ăn mày ma.
  • Ngôn tất tiên tín.
  • Đất quê chớ người không quê.
  • Người đừng khinh rẻ người.
  • Nhân vô tín như xa vô luân.
  • Ăn trên ngồi trốc.
  • Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
  • Ba chìm,bảy nổi chín lênh đênh.
  • Bán anh em xa, mua láng giềng gần
  • Bách chiến bách thắng
  • Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.
  • Biết thân biết phận
  • Bỏ con tép bắt con tôm
  • Canh cánh trong lòng.
  • Cạn tào ráo máng
  • Cạn tình cạn nghĩa
  • Cẩn tắc vô ưu, vô áy náy.
  • Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng.
  • Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.
  • Chân cứng đá mềm.

Mỗi câu tục ngữ đều mang một ý nghĩa răn dạy riêng. Vì vậy mà mọi người hãy nhớ và làm theo để có cho mình những điều hay, lẽ phải nhé.

Vừa rồi là những chia sẻ về tục ngữ là gìdanhgiasao chia sẻ đến bạn. Hãy xem thêm nhiều bài viết mới trên trang để có thêm cho mình nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Xem thêm:
Vì sao có phong tục chúc tết?
Tổng hợp sưu tầm các câu ca dao tục ngữ lớp 3
Các câu ca dao tục ngữ lớp 4

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *