Quán ngữ là gì? Đặc điểm, cấu tạo và những ví dụ về quán ngữ

Không thể phủ nhận một điều rằng tiếng Việt là một trong những thứ tiếng có đa dạng phong phú từ với nhiều tầng lớp ngữ nghĩa. Trong giao tiếp hàng ngày, hầu hết mọi người đều sẽ có lúc sử dụng quán ngữ để trò chuyện. Nhưng ít ai biết được từ mình vừa sử dụng là quán ngữ. Vậy quán ngữ là gì? Đặc điểm cấu tạo về quán ngữ sẽ được danhgiasao chia sẻ cho bạn ngay sau đây.

Quán ngữ là gì?

Quán ngữ được hiểu một cách nôm na chính là một tổ hợp từ mang ý nghĩa nhất định được hình thành sau thời gian dài sử dụng, “dùng lâu thành quen”. Nếu tách những từ trong cụm từ quán ngữ ra thì nghĩa của các từ sẽ khác nhau. Do đó mà quán ngữ luôn luôn là môt cụm từ hoặc tổ hợp từ.

quan-ngu-la-gi-danhgiasao

Quán ngữ được ra đời từ đâu? Đây là thắc mắc chung của hầu hết mọi người khi mới tìm hiểu về quán ngữ. Thật ra, quán ngữ được ra đời trong quá trình giao tiếp. Hiểu đơn giản là nó được dùng nhiều khi ám chỉ một điều gì đó, lâu thành quen và dần trở thành quán ngữ.

Lấy ví dụ cho mọi người dễ hiểu nhất chính là câu: “Đừng có mà lên lớp dạy đời”. Nếu tách nghĩa từng cụm từ nhỏ ra thì:

  • “lên lớp” có nghĩa là chuẩn bị lên một lớp học mới.
  • “dạy” có nghĩa là dạy bảo, dạy học
  • “đời” có nghĩa là cuộc đời.

Nhưng khi gộp lại thành câu thì nghĩa lại mang hàm ý chê trách người đối diện đang tỏ ra hiểu biết, đi dạy bảo người khác phải làm gì.

Đặc điểm cấu tạo của quán ngữ

Quán ngữ là một cụm từ hoặc một tổ hợp từ. Vì vậy mà không có cấu tạo của một câu hoàn chỉnh. Nhờ đặc tính linh hoạt mà những từ tự do khi kết hợp lại với nhau tạo nên một cụm quán ngữ có ý nghĩa riêng biệt.

dac-diem-cau-tao-cua-quan-ngu-danhgiasao

Hàng ngày, quán ngữ được sử dụng rất nhiều trong lời nói giao tiếp. Mục đích là để cho cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn, không bị nhàm chán và có thể thể hiện được cảm xúc của câu chuyện.

Ví dụ như quán ngữ “đùng một cái” nó thể hiện được sự bất ngờ, cảm xúc của người nói thay vì dùng cụm từ “bất ngờ” hay “bỗng nhiên”.

Phân biệt quán ngữ và thành ngữ

Thường thì nhiều người sẽ bị nhầm lẫn giữa thành ngữ với quán ngữ. Vì cả hai đều có các đặc điểm chung giống nhau là:

  • Không có cấu tạo câu hoàn chỉnh, không có chủ ngữ hay vị ngữ.
  • Thể hiện một ý nghĩa riêng, không mang nghĩa khi tách rời từng từ ra.
  • Cả quán ngữ và thành ngữ đều được sử dụng trong các cuộc trò chuyện với mục đích bày tỏ ý nghĩa câu chuyện riêng.

phan-biet-quan-ngu-va-thanh-ngu-danhgiasao

Tuy nhiên, thành ngữ và quán ngữ lại có điểm khác nhau như sau:

  • Đối với thành ngữ: Về mặt cấu trúc và ý nghĩa rất hoàn chỉnh. Chức năng của thành ngữ thường là dùng để so sánh, miêu tả hay phê phán một điều gì đó.
  • Đối với quán ngữ: Ít hoàn chỉnh hơn về mặt cấu trúc và mang chức năng nhấn mạnh một điều gì đó.

Quán ngữ có thể được dùng để dẫn dắt lời nói, chuyển ý chứ không mang ý nghĩa sự vật, hiện tượng như thành ngữ.

Những quán ngữ được sử dụng nhiều trong đời sống hiện nay

Sau đây là những quán ngử được sử dụng nhiều trong văn nói mà chúng ta dùng hàng ngày.

Quán ngữ chỉ hình dáng người

  • Môi trái tim: Chỉ người có môi đẹp.
  • Mũi dọc dừa: Mũi cao, thẳng tắp
  • Má bánh đúc: Chỉ người có má đầy đặn, nhiều mỡ. khi cười rất phúng phính
  • Mắt ốc nhồi: chỉ người có tròng trắng mắt nhiều hơn tròng đen.

Quán ngữ dùng trong văn viết

  • Những quán ngữ được dùng nhiều nhất trong văn viết là: Nói tóm lại, một mặt thì, mặt khác, vấn đề nằm ở chỗ, ngược lại, có thể thấy rằng,…

nhung-quan-ngu-duoc-su-dung-nhieu-trong-doi-song-hien-nay-danhgiasao

Những quán ngữ thường dùng khác

  • Khỏe như trâu: Ám chỉ người có sức lực khỏe khoắn, mạnh mẽ như sức của con trâu.
  • Khôn nhà dại chợ: Chỉ những người khôn ngoan ở nhà nhưng ra ngoài xã hội là không như vậy.
  • Ba cọc ba đồng: Chỉ giá rẻ, chỉ vài ba đồng.
  • Ba đầu sáu tay: Chỉ làm việc mệt nhọc, một lúc phải làm nhiều công việc.
  • Trộm vía: Dùng trong trừng hợp khen ngợi.

Tùy vào từng trường hợp mà mọi người sẽ sử dụng quán ngữ riêng. Nhưng chung quy lại thì hầu như hàng ngày mọi người đêu sử dụng ít nhiều quán ngữ.

Vừa rồi là những thông tin hữu ích về quán ngữ là gìdanhgiasao chia sẻ đến bạn. Hãy xem thêm nhiều bài viết trên trang để có thêm cho mình nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Xem thêm:
Những stt hết Tết hay
40+ Lời chúc mừng sinh nhật đối tác
Tục ngữ là gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *