Thành ngữ là gì? Đặc điểm – Cách phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Có thể nói rằng tiếng Việt của chúng ta không chỉ phong phú mà còn rất da dạng với nhiều tầng ngữ nghĩa. Một trong những nét độc đáo của tiếng Việt chính là những câu thành ngữ, tục ngữ được truyền lại từ thời cha ông ta. Rất nhiều câu thành ngữ hay mà mọi người đã được dạy từ những ngày đầu đến trường. Nhưng ít ai có thể hiểu được thành ngữ là gì, hay cách phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Hãy cùng danhgiasao tìm hiểu ngay bên dưới đây nhé.

Thành ngữ là gì?

Thành ngữ là một nhóm các cụm từ được sắp xếp lại với nhau nhằm chỉ một ý nghĩa cố định. Mặc dù không phải là một câu hoàn chỉnh nhưng thành ngữ lại chỉ một ý nghĩa mà chỉ cần nghe qua là đã hiểu được hàm ý sâu xa.

thanh-ngu-la-gi-danhgiasao

Một số câu thành ngữ mà bạn thường nghe như:

  • “Đừng xem mặt mà bắt hình dong”
  • “Ếch ngồi đáy giếng”
  • “Dĩ hòa vi quý”,…

Đặc điểm của thành ngữ

Vì có cấu tạo câu vô cùng đặc biệt, không có các thành phần chủ ngữ, vị ngữ. Vì vậy mà đặc điểm của thành ngữ mang tính hình tượng cao. Nghĩa của thành ngữ có thể được xây dựng từ những sự vật, sự việc. Nên nghĩa của thành ngữ không dựa trên nghĩa của từ tạo nên.

dac-diem-cua-thanh-ngu-danhgiasao

Nói dễ hiểu hơn thì thành ngữ có 2 tầng nghĩa gồm nghĩa đen và nghĩa bóng. Lấy ví dụ câu thành ngữ: “Ếch ngồi đáy giếng”. Nếu hiểu theo nghĩa đen thì nghĩa của câu là: Có một con ếch đang ngồi dưới đáy giếng. Nhưng nghĩa thật sự của câu thành ngữ này chính là nghĩa bóng. Ám chỉ một người chỉ nhìn có tầm nhìn hạn hẹp nhưng lại chủ quan và hênh hoang.

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Một điều mà hầu hết mọi người đều mắc phải chính là không phân biệt được đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ.

Điểm giống nhau của thành ngữ và tục ngữ

Bởi vì cả hai loại câu đều có điểm chung là có nghĩa bóng. Nên cả thành ngữ và tục ngữ đều có những ý nghĩa sâu xa phản ánh về một sự vật, hiện tượng. Hoặc có thể là với những ý nghĩa rèn luyện hay châm biếm một điều gì đó. Ngôn ngữ được sử dụng cũng rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày.

Điểm khác nhau của thành ngữ và tục ngữ

Tục ngữ là những câu có hình thức hoàn chỉnh, ngắn gọn. Ý nghĩa trọn vẹn về những phán đoán, kinh nghiệm được cha ông đúc kết lại. Một số câu tục ngữ còn có ý nghĩa phê phán những cái xấu trong xã hội.

phan-biet-thanh-ngu-va-tuc-ngu-danhgiasao

Ví dụ như: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” -> Ý nghĩa chỉ việc trồng cây các yếu tố quyết định đến phát triển tốt của cây chính là nước, phân, cần cù và giống.

Còn với thành ngữ thì nó chỉ biểu hiện tính khái quát, biểu trưng, có phần khó hiểu hơn so với tục ngữ vì không phải là câu hoàn chỉnh. Ví dụ như: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”.

Một số câu thành ngữ và ý nghĩa của câu

Sau đây là những câu thành ngữ thường được sử dụng hàng ngày:

  • Mặt hoa da phấn: Ý nghĩa chỉ người phụ nữ có vẻ đẹp xinh xắn, mượt mà.
  • Cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa: Rất nâng niu, xem quý nhất
  • Đứng núi này trông núi nọ: Chỉ thái độ không bằng lòng, luôn nhìn theo và mơ tưởng đến công việc, hoàn cảnh của người tốt hơn mình.
  • Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng: Mang ý nghĩa chỉ những người làm việc không đáng, bỏ công sức quá nhiều mới đạt được.
    Chỉ việc không đáng làm, để đạt được việc nhỏ bỏ công sức quá to.
  • Lo bạc râu, rầu bạc tóc: Ý nghĩa chỉ những người bị tiều tụy vì suy nghĩ, lo toan quá nhiều.
  • Cái kim trong bọc lâu cũng có ngày lòi ra: Phê phán những người làm việc xấu và dấu diếm. Ắt có ngày sẽ bị phơi bày ra.
  • Cha mẹ sinh con, trời sinh tính: Đây là câu được rất nhiều người sử dụng. Ám chỉ những người trái tính, trái nết mà không thể thay đổi được.
  • Chín người mười ý: Không nên làm việc theo ý của người khác. Bởi vì ý mỗi người mỗi khác nhau, sao mà chiều lòng cho đặng.

mot-so-cau-thanh-ngu-va-y-nghia-cua-cau-danhgiasao

  • Có thực mới vực được đạo: Dù làm gì thì cũng phải no bụng mới có sức để làm được.
  • Dạy khỉ trèo cây: Chỉ những người làm việc thừa thãi.
  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Chỉ lòng biết ơn, khi ăn được quả ngọt phải nhớ người trồng trọt, chăm sóc.
  • Ao sâu cá cả: Ở ao sâu, biển rộng mới có cá lớn. Ý nói phải mạo hiểm, ra ngoài xã hội mới mong học được cái hay, mới mong gặt hái được thành công lớn.
  • Bệnh từ miệng vào, hoạ từ miệng ra: Ý nói vì miệng ăn bậy nên sinh bệnh, vì miệng nói bậy mà mang họa.
  • Biết đâu ma ăn cỗ: Chỉ việc làm không ai biết, ai biết được ma ăn cỗ lúc nào.
  • Bụt chùa nhà không thiêng: Ý nói cách dùng người, luôn xem thường người tài bên cạnh, tung hô người ở nơi khác.
  • Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại: Thà bị sai vặt bởi người khôn biết đâu ta học lỏm được nhiều thứ còn hơn phải đi dạy kẻ khờ, như nước đổ đầu vịt, tốn công hao sức chẳng ích gì.
  • Lo bạc râu, rầu bạc tóc: Chỉ những nỗi lo lớn khiến ngoại hình cũng tiều tụy.
  • Cái nết đánh chết cái đẹp: Nói về nhan sắc và đức hạnh, đức hạnh quan trọng hơn nhan sắc.

Ngoài những câu thành ngữ ở trên, còn có rất nhiều câu thành ngữ hay. mọi người có thể tìm hiểu và áp dụng trong các cuộc trò chuyện hàng ngày để dễ dàng bày tỏ thẳng thắn thái độ của bản thân nhé.

Vừa rồi là những chia sẻ của danhgiasao về thành ngữ là gì? Hãy xem thêm nhiều bài viết mới trên trang để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Xem thêm:
Những Thành ngữ, ca dao tục ngữ có từ ăn
Những câu thành ngữ ca dao, tục ngữ về luật nhân quả
Tìm hiểu về ca dao tục ngữ lớp 1

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *