Tổng hợp các câu ca dao tục ngữ lớp 5 hay, ý nghĩa nhất

Ca dao tục ngữ là hình ảnh quá đỗi quen thuộc và được đúc kết qua bao thế hệ người Việt chúng ta. Tìm hiểu về các câu ca dao tục ngữ lớp 5 sẽ giúp các em hiểu hơn về giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc. Xem ngày bài viết mà danhgiasao chia sẻ dưới đây để hiểu hơn về kho tàng ca dao tục ngữ lớp 5 nhé!

Tìm hiểu về kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam

Kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam là một phần quan trọng của di sản văn hóa của dân tộc. Được xây dựng từ rất xưa và được truyền từ đời này sang đời khác. Nó chứa đựng những tri thức và giá trị văn hóa của người Việt qua nhiều thế kỷ.

Các em có thể tự hào với lượng kiến thức được tích lũy trong từng câu ca dao, tục ngữ. Những câu ca dao tục ngữ dù ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ cảm xúc, tình cảm, hình ảnh mạnh mẽ của văn hóa dân tộc. Song song với đó ước muốn về một cuộc sống tươi đẹp, trọn vẹn hơn.

tim-hieu-ve-kho-tang-ca-dao-tuc-ngu-viet-nam-danhgiasao

Việc tìm hiểu các câu ca dao tục ngữ lớp 5 rất quan trọng. Nó sẽ giúp các em tăng thêm nhận thức về thế giới xung quanh, cách đối diện với khó khăn và thử thách trong đời sống. Không những vậy, các em có thể truyền bá kho tàng ca dao tục ngữ đến khắp năm châu để đảm bảo những giá trị này được tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn.

Nội dung của ca dao tục ngữ Việt Nam phổ biến

Ca dao tục ngữ Việt Nam phản ánh rất nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Mỗi câu ca dao đều chứa những nội dung ý nghĩa riêng biệt. Đó có thể là kinh nghiệm sản xuất hoặc triết lý nhân sinh.

Phản ánh kinh nghiệm sản xuất của người dân

Ca dao tục ngữ thường phản ánh kinh nghiệm sản xuất, hoạt động với thiên nhiên. Chẳng hạn như đề cập đến việc canh tác, sử dụng phân bón, cây trồng. Những ý nghĩa mà nó mang lại vẫn còn có giá trị trong cuộc sống hiện đại.

Ví dụ: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

Phản ánh hiện tượng lịch sử xã hội

Ca dao tục ngữ thể hiện cuộc sống xã hội ở thời xưa và những biến cố lịch sử. Những nội dung về tư tưởng xã hội, quan điểm trong xã hội cổ xưa. Chẳng hạn như lối sống, sinh hoạt, quan niệm tâm linh…

noi-dung-cua-ca-dao-tuc-ngu-viet-nam-pho-bien-danhgiasao

Ví dụ: Phép vua thua lệ làng, Ăn lông ở lỗ.

Triết lý dân gian

Ca dao tục ngữ không chỉ thể hiện những kinh nghiệm thực tế trong đời sống. Nó còn là kho tàng triết học, tư duy của dân gian. Đồng thời, ca dao tục ngữ còn mang theo thông điệp về giá trị con người, tình cảm gia đình và cả lòng tự hào quê hương đất nước. Câu tục ngữ thể hiện tư tưởng xã hội, ý thức về vị thế của người trong xã hội và lòng kiêu hãnh của dân tộc.

Ví dụ: Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ, Của một đồng công một nén.

Các câu ca dao tục ngữ lớp 5 ý nghĩa

Những giá trị và lời khuyên trong ca dao tục ngữ lớp 5 không chỉ dành riêng cho lứa tuổi sắp chuyển cấp. Bất cứ ai cũng đều có thể học hỏi và rút ra bài học cho riêng mình. Từ đó xây dựng cuộc sống ý nghĩa và tốt đẹp hơn.
Dưới đây là các câu ca dao tục ngữ lớp 5 vô cùng ý nghĩa mà các em nên tham khảo:

Câu ca dao tục ngữ lớp 5 ngắn gọn

  • Quê cha đất tổ: Nơi chôn rau cắt rốn, nơi quê hương bản quán, nơi tổ tiên, ông cha đã từng sinh sống, nơi mình sinh ra và gắn bó máu thịt với nó.
  • Chịu thương chịu khó: Chăm chỉ, cần mẫn, tần tảo làm ăn, không quản ngại khó khăn.
  • Dám nghĩ dám làm: Mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến.
  • Hẹp nhà rộng bụng: Chỉ về tấm lòng con người, tuy không giàu có nhưng đối xử tốt với nhau.
  • Cáo chết ba năm quay đầu về núi: Con người dù đi đâu xa vẫn nhớ về quê hương, không bao giờ quên gốc tích.
  • Góp gió thành bão: Góp nhiều cái nhỏ yếu sẽ được cái lớn mạnh.
  • Nước chảy đá mòn: Bền bỉ, quyết tâm thì việc dù khó đến mấy cũng làm xong.
  • Thắng không kiêu, bại không nản: Không kiêu căng trước những việc mình làm được, không nản chí trước khó khăn, thất bại.

cac-cau-ca-dao-tuc-ngu-lop-5-y-nghia-danhgiasao

  • Xấu người đẹp nết: Tuy hình thức bên ngoài không đẹp nhưng tính nết tốt.
  • Trên kính dưới nhường: Đối xử tốt với mọi người, đối với người trên thì kính trọng, đối với người dưới thì nhường nhịn.
  • Trâu bảy năm còn nhớ chuồng: Con người dù đi đâu xa vẫn nhớ về quê hương, không bao giờ quên gốc tích.
  • Lá rụng về cội: Dù đi đâu xa cũng cũng nhớ và tìm về quê cha đất tổ.
  • Gạn đục khơi trong: Tách bạch giữa cái tốt và cái xấu, loại bỏ cái xấu để ủng hộ, khẳng định cái tốt đẹp.
  • Ăn ít ngon nhiều: Ăn cốt để thưởng thức món ăn, ăn ngon, có chất lượng.
  • Ba chìm bảy nổi: Cuộc đời gặp nhiều vất vả.
  • Muôn người như một: Đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động
  • Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của): Quý trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền của.
  • Uống nước nhớ nguồn: Biết ơn những người đã đem lại điều tốt đẹp cho mình.
  • Nắng chóng trưa, mưa chóng tối: Kinh nghiệm về thời tiết: Trời nắng có cảm giác nhanh đến trưa, trời mưa có cảm giác nhanh đến tối.
  • Việc nhỏ nghĩa lớn: Việc tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa về tinh thần, tình cảm lớn.
  • Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may: Đề cao sự khéo léo.
  • Thức khuya dậy sớm: Vất vả, cần cù, chăm chỉ làm ăn.
  • Ngang như cua: Rất ngang bướng, nói năng cư xử khác lẻ thường, khó thống nhất ý kiến.
  • Cày sâu cuốc bẩm: Chăm chỉ, cần cù lao động trên đồng ruộng.
  • Cầu được, ước thấy: Đạt được điều mình thường mong mỏi, ước ao.
  • Năm nắng, mười mưa: Trải qua nhiều vất vả, khó khăn.
  • Nước chảy đá mòn: Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công.
  • Lửa thử vàng, gian nan thử sức: Khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người.
  • Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Gần kẻ xấu bị ảnh hưởng, tiêm nhiễm cái xấu; gần người tốt thì học hỏi, tiếp thu được cái tốt, cái hay mà tiến bộ hơn.
  • Muôn người như một: Mọi người đều đoàn kết một lòng.
  • Chậm như rùa: Quá lề mề, chậm chạp.
  • Bốn biển một nhà: Người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một nhà, thống nhất về một khối.
  • Kề vai sát cánh: Đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác công việc quan trọng.
  • Đông như kiến: Rất đông người.
  • Gan như cóc tía: Gan góc, không biết sợ hãi.
  • Ngọt như mía lùi: Rất ngọt/Nói ngọt ngào, dễ nghe, dễ lọt tai.
  • Lên thác xuống ghềnh: Trải qua nhiều vất vả gian truân và nguy hiểm.
  • Có mới nới cũ: Bội bạc, thiếu tình nghĩa; có cái mới, người mới thì quên cái cũ, người cũ.

Các câu ca dao lớp 5 ý nghĩa về tình cảm

  • Thuận vợ thuận chồng
    Tát biển Đông cũng cạn.
  • Khôn ngoan đối đáp người ngoài.
    Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
  • Đã rằng là nghĩa vợ chồng,
    Dầu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời.
  • Đời người là áng phù vân.
    Công Cha nghĩa mẹ bao lần kính thương.
  • Ơn Cha tựa núi dặm trường,
    Nghĩa Mẹ biển lớn tình vương dạt dào.
  • Trai tài gái đảm.
  • Trẻ lên ba, cả nhà học nói.
  • Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
  • Trẻ người non dạ
  • Tre non dễ uốn
  • Trai thanh gái lịch.
  • Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi.
  • Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
  • Tre già măng mọc
  • Khôn ngoan đá đáp người ngoài,
    Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

cac-cau-ca-dao-tuc-ngu-lop-5-y-nghia-1-danhgiasao

  • Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
  • Con hơn cha là nhà có phúc
  • Chị ngã, em nâng
  • Anh em như thể tay chân
  • Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
    Ăn gạo nhớ đâm xay giần sàng.
  • Con có cha như nhà có nóc
    Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.
  • Trai mà chi, gái mà chi
    Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.
  • Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.
    (Một trai đã là có, mười nữ cũng bằng không)
  • Muốn sang thì bắc cầu kiều
    Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
  • Bầu ơi thương lấy bí cùng
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
  • Núi cao bởi có đất bồi
    Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu.
  • Cá không ăn muối cá ươn
    Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

Các câu tục ngữ lớp 5 về tình bạn

  • Bạn bè là nghĩa tương tri
    Sao cho sau trước một bề mới nên.
  • Đi xa mà gặp bạn hiền
    Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời.
  • Tuy rằng xứ bắc, xứ đông
    Khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em.
  • Bạn bè ít thôi vừa đủ dùng
    Chứ đừng để cả thùng
    Rồi lâm vào đường cùng
    Phút cuối cùng nó mới đi cúng.
  • Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
  • Khi nào trái đất còn quay
    Trái tim còn đập vẫn là bạn nhau.
    Ra về nhớ bạn khóc thầm
    Năm thân áo vải ướt đầm cả năm.
  • Chim lạc bầy thương cây nhớ cội
    Xa bạn xa bè, lặn lội tìm nhau.
  • Lúc ăn chơi sao không gọi bạn?
    Lúc hoạn nạn cứ gọi bạn ơi…
    Lúc ăn chơi ở đâu cũng thấy bạn
    Lúc hoạn nạn gọi bạn chẳng thấy đâu.

cac-cau-ca-dao-tuc-ngu-lop-5-y-nghia-2-danhgiasao

  • Tình bạn là sợi chỉ vàng nối trái tim của cả thế giới.
  • Ai ơi nhớ lấy câu này
    Tình bạn là mối duyên thừa trời cho.
  • Sông Cửu Long nghìn năm vẫn chảy
    Nghĩa bạn bè mãi mãi không phai.
  • Suốt đời gắn bó keo sơn
    Cùng chung trí hướng cùng nhau kết tình.
  • Bạn bè là nghĩa tương thân
    Khó khăn, thuận lợi ân cần có nhau.
  • Giàu đổi bạn sang đổi vợ.
  • Ai ơi nhớ lấy câu này
    Tình bạn là mối duyên thừa trời cho.
  • Tình bạn là vạn bông hoa
    Tình bạn là vạn bài ca muôn màu.
    Tình bạn là bản tình ca tuyệt vời.
    Đừng như sông lúc cạn lúc đầy.
  • Bạn bè là nghĩa trước sau
    Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai.
  • Mùa hoa phượng là mùa thi cử
    Chúc bạn hiền hai chữ thành công.
  • Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
  • Thêm bạn bớt thù.
  • Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu.
  • Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét.
  • Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.
  • Trong khốn khó mới biết bạn tốt.
  • Học thầy không tày học bạn.
  • Sống trong bể ngọc kim cương
    Không bằng sống giữa tình thương bạn bè.
  • Khi nào trái đất còn quay
    Trái tim còn đập vẫn là bạn nhau.
  • Bạn bè chung thủy, dưới trên đàng hoàng.
  • Đã là bạn thì mãi là bạn
  • Tứ hải giai huynh đệ.
  • Trong hoạn nạn mới biết ai là người bạn tốt.
  • Bạn bè là nghĩa tương tri
    Sao cho sau trước một bờ mới nên.
  • Quen nhau từ thuở hàn vi
    Bây giờ sang trọng sá chi thân hèn.
  • Sông sâu sào vắn khó dò
    Muốn qua thăm bạn sợ đò không đưa.
  • Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.
    Thói thường gần mực thì đen

Vừa rồi, danhgiasao đã tổng hợp các câu ca dao tục ngữ lớp 5 với ý nghĩa sâu sắc nhất. Hãy ghi nhớ và chia sẻ đến mọi người để cùng nhau rút ra những bài học hay nhất và vận dụng trong cuộc sống hằng ngày nhé!

Xem thêm:
Thành ngữ là gì?
Các câu ca dao tục ngữ lớp 4 hay
Tổng hợp sưu tầm các câu ca dao tục ngữ lớp 3
Tìm hiểu về ca dao tục ngữ lớp 1

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *