Bất kỳ ai lớn lên cũng đều ít nhất thuộc 1-2 bài ca dao. Những bài ca dao, đồng dao gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, được sử dụng phổ biến ở rất nhiều tác phẩm văn học. Nếu bạn không biết ca dao là gì? Hãy cùng danhgiasao tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa và những bài ca dao hay ngay bên dưới đây nhé.
Ca dao là gì?
Theo định nghĩa thì Ca dao chính là một thể thơ ca dân gian Việt Nam. Được truyền miệng thông qua những câu hát mà không theo một điệu nhạc nào nhất định. Thường thì ca dao sẽ có những dạng thể thơ dễ nhớ, dễ thuộc nên chỉ cần nghe một vài lần là đã có thể thuộc hết những giai điệu và lời ca.
Một điều đặc biệt là hầu như không ai biết nguồn gốc của bài ca dao xuất phát từ đâu. Bởi vì nó được truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Đặc điểm của ca dao
Hầu hết tất cả các bài ca dao đều có một đặc điểm chung chính là đều diễn tả đời sống, tâm tư tình cảm và mối quan hệ của mọi người. Bởi vì ca dao xuất phát từ những người nông dân, từ những phong tục tập quán truyền thống mà từ ngữ trong câu rất bình dị, tự nhiên.
Cấu tạo của ca dao chính rất hoàn chỉnh. Cả về câu từ lẫn thanh điệu theo luật thơ. Có thể là thơ lục bát hoặc lục bát biến thể nên vì vậy mà rất dễ ghi nhớ. Điểm đặc biệt nhất của ca dao chính là rất giàu hình ảnh ẩn dụ và so sánh.
Cấu trúc của ca dao được chia làm 3 loại phổ biến gồm:
- Ngẫu nhiên không có chủ đề nhất định: Những lời ca dao được kết vần, thanh điệu và mỗi câu lại có một ý nghĩa riêng. Không có một chủ đề chung cho toàn bài. Ví dụ như bài ca dao sau:
- “Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm”.
- “Chi chi chành chành
- Cấu trúc theo lối phô diễn về thiên nhiên: Những bài ca dao về thiên nhiên, về thời tiết, cảnh đẹp của một nơi.
- “Gia Lâm có đất Cổ Bi
Muôn đời cảnh đẹp còn ghi rành rành”.
- “Gia Lâm có đất Cổ Bi
- Cấu trúc theo lối đối thoại: Những câu ca dao đối nhau, hát cùng nhau tạo nên thể đối thoại vô cùng hay.
- Đố anh chi sắc hơn dao
Chi sâu hơn biển, chi cao hơn trời?
Em ơi mắt sắc hơn dao
Bụng sâu hơn biển, trán cao hơn trời”.
- Đố anh chi sắc hơn dao
Phân biệt ca dao và tục ngữ
Thường thì hầu hết mọi người đều không phân biệt được đâu là ca dao, đâu là tục ngữ. Bởi vì cả ca dao và tục ngữ đều có những điểm giống nhau về cấu trúc câu và ngữ nghĩa. Cả hai loại câu đều có mục đích hướng đến những đức tính tốt cho mọi người.
Nhưng có nhiều điểm khác nhau mà khi phân tích, mọi người sẽ dễ nhận ra là: Ca dao thường có nhiều câu dài, khi đọc lên rất có vần có điệu. Nên thường được phổ theo giai điệu nhạc, những bài hát thiếu nhi. Tục ngữ thì câu sẽ ngắn gọn hơn. Lấy ví dụ như:
Ca dao: “Ru con con ngủ cho say
Để u dệt vải cho thầy nhuộm nâu”
Tục ngữ: “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”
Ý nghĩa của những bài ca dao về gia đình
Sau đây là những bài ca dao hay nói về tình cảm gia đình:
- “Hôm nay sum họp trúc mai
Tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm.” (Câu quan họ rất quen thuộc nói về sự tha thiết khi đón bạn về thăm miền quê quan họ). - “Cây đa lá rụng đầu đình
Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu.” (Ý chỉ tình yêu của người chồng dành cho vợ không bao giờ cạn, giống như lá cây đa rụng mãi đầu đình).
- “Bạn nghèo thuở trước chớ quên
Vợ cùng kham khổ, chẳng nên phụ tình.” (Khuyên răn vợ chồng không nên phụ tình nhau, hãy nhìn về lúc khó khăn để thấy được những kham khổ mà vợ chồng đã từng trải qua). - “Của chồng, công vợ”. (Những giá trị mà người chồng làm ra đều có một phần công sức giúp đỡ từ người vợ).
- “Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ
Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu”. (Người chồng nên chí thú học tập, làm ăn, mọi việc đã có người vợ lo bên cạnh).
Vừa rồi là những chia sẻ cho bạn hiểu hơn về ca dao là gì? Cũng như những chia sẻ hay về ca dao tình nghĩa gia đình. Hãy xem thêm nhiều bài viết tại Danhgiasao để có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích nha.
Xem thêm:
Các câu ca dao tục ngữ lớp 4 hay
Tổng hợp sưu tầm các câu ca dao tục ngữ lớp 3 hay
Những câu thành ngữ ca dao, tục ngữ về luật nhân quả