Review sách Hành Trình về Phương Đông – Baird Thomas Spalding

Cuốn sách “Hành Trình Về Phương Đông” của Baird Thomas Spalding là một tác phẩm văn học kinh điển mà mọi người nên đọc ít nhất một lần trong đời. Tác phẩm này không chỉ là một cuốn sách mà còn là một hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và sự tự nhận thức của con người. Cùng danhgiasao review sách Hành Trình về Phương Đông trong nội dung này để thấy được điều thú vị này.

Thông tin tác giả Baird Thomas Spalding

Tên thật: Baird Thomas Spalding
Ngày sinh:  3/10/1872
Nơi sinh:  Cohocton, Tiểu bang New York, Hoa Kỳ
Ngày mất: 18/3/1953
Nghề nghiệp: Nhà văn tâm linh, thợ mỏ

thong-tin-tac-gia-baird-thomas-spalding-danhgiasao

Baird Thomas Spalding (1872 – 1953) là một nhà văn tâm linh người Mỹ. Ông được biết đến với tác phẩm nổi tiếng Life and Teaching of the Masters of the Far East (tạm dịch: Cuộc đời các chân sư phương Đông).

Cuộc đời của ông làm nghề khai thác mỏ ở miền Tây nước Mỹ. Năm 1894 đánh dấu cuộc viễn đông nghiên cứu của ông cùng 11 người khác. Đây cũng là bước khởi đầu cho sự ra đời của bộ sách “Hành Trình Về Phương Đông” nói trên.

Giới thiệu về cuốn sách Hành trình về phương Đông

Bắt đầu đọc cuốn sách này, bạn sẽ thấy khá ngạc nhiên khi hành trình trong cuốn sách chủ yếu là cuộc thám hiểm nghiên cứu tại Ấn Độ. Trên chuyến đi gắn với các địa danh nổi tiếng, thành phố thiêng liêng. Thậm chí là cả dãy Hy mã Lạp Sơn. Mặc dù, Ấn Độ được biết đến là một quốc gia nổi tiếng với nền tôn giáo đa dạng. Nhưng với 2 chữ “phương Đông” mà nói thì đây được coi là cái nôi văn hóa lâu đời.

Cuốn sách Hành Trình Về Phương Đông là một phần trong bộ sách 6 quyển của tác giả kể về cuộc hành trình trải nghiệm những điềm bí ẩn tâm linh và khả năng siêu nhiên, triết lý sống của Đông Phương. Hiện nay, chỉ mới có một tác phẩm dịch của dịch giả Nguyên Phong về hành trình tại Ấn Độ của phái đoàn.

gioi-thieu-ve-cuon-sach-hanh-trinh-ve-phuong-dong-danhgiasao

Phải nói, đây là cuốn sách khơi dậy sự mâu thuẫn và tranh cãi gay gắt, lần đầu xuất bản tại Ấn Độ vào năm 1924. Từ đó, cuốn sách bùng nổ những tranh cãi, nghi ngờ ở Mỹ, Anh và sau đó cả phương Tây. Bởi vậy, không khó hiểu vì sao cuốn sách sau đó bị chính phủ Anh cấm phát hành.

Cuốn hồi ký của tác giả

Hành Trình Về Phương Đông có thể coi là cuốn hồi ký ghi lại hành trình của đoàn thám hiểm đến từ Anh đến Ấn Độ. Mục tiêu là ghi lại và tìm ra lời giải cho hàng loạt bí ẩn đằng sau tấm màn huyền bí của Đông Phương trong con mắt trí tuệ và khoa học của người phương Tây. Nhưng sau các chặng đường, lần gặp gỡ những con người thì cái nhìn về phương Đông của đoàn khoa học đã có sự thay đổi.

gioi-thieu-ve-cuon-sach-hanh-trinh-ve-phuong-dong-1-danhgiasao

Họ nhận ra triết lý sâu xa về cuộc sống, hạnh phúc, con người… Từ đó, họ càng bị cuốn vào cuộc hành trình khám phá chứ không đơn thuần là phá giải sự huyền bí ban đầu. Nhưng cuộc hành trình cũng kết chấm dứt khi chính phủ Anh ra lệnh buộc phải quay về và không tiết lộ về chuyến trải nghiệm tại Ấn Độ. Cuối cùng, chỉ 3 nhà khoa học, trong đó có Spalding tiếp tục cuộc hành trình đi tìm chân lý tại đây.

Review sách Hành Trình Về Phương Đông

Cuốn sách với 10 chương cùng bố cục phân theo mỗi chương thật đặc sắc. Tại mỗi chương thì các đoàn thám hiểm gặp các đạo sư khác nhau theo những suy nghĩ về triết lý, tâm lý khác nhau. Có thể chia thành 2 phần.

Minh triết về cuộc sống và con người

Khác với các nhà khoa học phương Tây muốn tìm hiểu điều kỳ lạ, những đạo sư người Ấn coi những thuật pháp là điều hiển nhiên. Thứ sẽ đến khi con người đạt đến mức độ phát triển tinh thần và thể xác ở một giai đoạn nhất định.

review-sach-hanh-trinh-ve-phuong-dong-danhgiasao

Tuy nhiên, những thuật pháp siêu nhiên này không phải điều họ hướng tới. Mà nó giống như những thứ tất yếu như tri giác con người. Ngay từ những chương đầu, cuộc đối thoại của các thành viên trong đoàn cũng các đạo sư đã nói lên sự khác biệt.

Nói về hạnh phúc, bình yên và giải thoát đi, các đạo sư người Ấn có cách lý giải sâu sắc và triết lý về cách con người tận hưởng. Ai cũng muốn được hạnh phúc nhưng con người luôn có tham niệm, có rồi lại càng muốn thêm.

Rèn luyện thể xác và tâm hồn

Không chỉ là cuốn sách lý giải và kinh viện, Hành Trình Về Phương Đông còn có những lý giải về lịch sử, nguồn gốc và giá trị cao quý của các môn tu hành, trong đó có cả yoga. Các vị đạo sư đã dùng cách lý giải khoa học để minh triết sức sống mãnh liệt của yoga từ khi ra đời với sự huyền bí của bộ môn này.

review-sach-hanh-trinh-ve-phuong-dong-1-danhgiasao

Không chỉ vậy, đoàn thám hiểm còn khẳng định con đường tuy luyện là vô cùng vô tận, có vô vàn con đường phát triển bản thân. Không phải con đường nào cũng tuyệt đối. Việc tu tập bản thân sẽ là một điều có ý nghĩa đặc biệt cho bản thân chúng ta.

Cuốn sách quả thực không phải là dễ đọc dành cho những giây phút thư giãn, đó là một cuốn sách đậm tính minh triết, tôn giáo, rèn luyện tinh thần và thể xác. Được coi là cuốn sách tổng cương cho những cuốn sách self-help dạy bạn cách làm sao để sống vui sống khỏe.

Hành Trình Về Phương Đông có thể được gọi là Tây Du Ký với 81 kiếp nạn, không phải ai cũng có thể kiên nhẫn đi hết con đường. Dù đi hết mà không có ngộ tính, trải nghiệm thì khó có thể ngộ chân kinh. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm, bạn có thể tìm mua và thưởng thức nhé! Và danhgiasao hi vọng rằng bài viết Review sách Hành Trình về Phương Đông – Baird Thomas Spalding sẽ giúp ích cho bạn!

Xem thêm:
Stt áp lực của đàn ông, đọc để hiểu
Review sách Đường Mây Trong Cõi Mộng
Review sách Đối Mặt Tư Bản có gì

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *